Hoàng đế nhà Thanh
Trị vì 7 tháng 2 năm 1661 – 20 tháng 12 năm 1722
Đăng quang 1667
Tiền nhiệm Thuận Trị hoàng đế
Kế nhiệm Ung Chính hoàng đế
Vợ 4 hoàng hậu và 1200 phi tần
[hiện]Hậu duệ
37 người, bao gồm 25 nam và 12 nữ
Tên thật
Ái Tân Giác La Huyền Điệp
Niên hiệu
Khang Hi
Thụy hiệu Nhân Hoàng đế
Miếu hiệu Thanh Thánh Tổ
Triều đại Nhà Thanh
Thân phụ Thuận Trị hoàng đế
Sinh 4 tháng 5 năm 1654
Mất 20 tháng 12 năm 1722
Bắc Kinh, Trung Quốc
An táng Đông Thanh mộ, Tuân Hóa
Cuộc đời
Khang Hi lên ngôi khi mới 7 tuổi, vào ngày 7 tháng 2 năm 1661 sau khi vua cha Thuận Trị qua đời. Trước khi qua đời, vì sợ Khang Hi không đủ sức cai trị đất nước nên Thuận Trị đã giao quyền chính về tay Tứ mệnh đại thần, trong đó có Ngao Bái. Ngao Bái chuyên quyền, kéo bè kết cánh trong cung. Năm 1667, Khang Hi 13 tuổi tuyên bố tự cầm quyền và sau đó ông bố trí lập mưu bắt được Ngao Bái.
Năm 1673, ông hạ lệnh dẹp bỏ các phiên trấn và thân chinh dẹp loạn các chính quyền cát cứ địa phương như dẹp loạn Ngô Tam Quế năm 1673 và đảo Đài Loan của Trịnh Khắc Sảng năm 1684. Khi Khang Hy lên ngôi, hàng loạt các cuộc khởi nghĩa phản Thanh phục Minh nổ ra nhưng lần lượt thất bại do sự đàn áp của nhà Thanh. Khang Hi trấn áp mạnh mẽ các thế lực chống Thanh và khiến cho đất nước trở lại ổn định.[3]
Năm 1685, ông 2 lần phái quân tấn công mạnh mẽ Quân đội Nga ở phương Bắc, đánh bại tướng lĩnh Nga, buộc Nga Hoàng phải cầu hòa, kí Hòa ước Trung Nga năm 1689.
Trong lĩnh vực ngoại giao, ông cũng đạt được những thành công nhất định khi gián tiếp tham gia hiệp định đình chiến giữa 2 tập đoàn phong kiến Trịnh-Nguyễn (còn gọi là Trịnh Nguyễn phân tranh) tại Đại Việt vào năm 1673.
Khang Hi qua đời năm 1722 tại Bắc Kinh, hưởng thọ 68 tuổi, ở ngôi 61 năm, là hoàng đế ở ngôi lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc. Tuy sắp chết, Khang Hi vẫn mong được sống thêm 20 năm nữa để dạy dỗ cháu nội là Hoằng Lịch trở thành một vị vua tốt cho Đại Thanh.
Hoàng tử thứ tư Dận Chân lên nối ngôi, tức vua Ung Chính.