A1 - Tan Phu High School 2007-2010
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
A1 - Tan Phu High School 2007-2010


 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM)

Go down 
Tác giảThông điệp
blind_knight_4u
Người tiền sử
Người tiền sử
blind_knight_4u


Bài gửi : 346
Tiền xu : 778033389
Ngày tham gia : 02/08/2009
Tuổi : 31
Đến từ : hell

ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) Empty
Bài gửiTiêu đề: ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM)   ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) EmptySat Jan 09, 2010 5:12 pm

ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM)

Mã trường: QSB
Địa chỉ: 268 Lý Thường Kiệt, Q.10, TP.HCM
Website: http://www.hcmut.edu.vn/


ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) ImageView

Giờ học của SV khoa Điện của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM - Ảnh: Như Hùng

TTO - ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) là một trong những trường ĐH hàng đầu ở phía Nam trong lĩnh vực đào tạo các ngành kỹ thuật.

Tất cả các ngành đều tuyển sinh khối A. Chương trình đào tạo các ngành cụ thể như sau.

1. Ngành Công nghệ thông tin

Trang bị các kiến thức về Công nghệ thông tin (CNTT) nói chung và kỹ thuật máy tính nói riêng. Trong quá trình học tập sinh viên được đào tạo khá toàn diện về lý thuyết lẫn thực hành.

Hiện nay, khoa đào tạo theo ngành rộng, nghĩa là tất cả SV đều theo học một chương trình duy nhất. Trong học kỳ cuối khóa học, khi làm luận văn tốt nghiệp, SV có thể chọn một trong năm hướng chuyên môn chính: kỹ thuật máy tính, hệ thống thống tin quản lý, kỹ thuật hệ thống, phần mềm ứng dụng, công nghệ phần mềm và lập trình mạng

Khi ra trường, các kỹ sư có khả năng thiết kế và phát triển các hệ thống máy tính cả về phần cứng lẫn phần mềm, chế tạo các sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin quản lý, hệ thống truyền thông, hệ thống điều khiển... Kỹ sư ngành CNTT có thể làm việc tại các công ty thuộc lĩnh vực phần mềm, các cơ quan, doanh nghiệp có liên quan đến CNTT.

2. Ngành Điện - điện tử

SV ngành này được trang bị những kiến thức cơ bản và chuyên ngành trong lĩnh vực kỹ thuật điện, điện tử. Từ học kỳ 4, căn cứ vào nguyện vọng và kết quả học tập các học kỳ trước, SV được phân vào một trong 3 chuyên ngành:

+ Chuyên ngành Điện tử - viễn thông: trang bị các kiến thức về mạch điện tử, dụng cụ linh kiện điện tử, hệ thống viễn thông, kỹ thuật siêu cao tần, anten truyền sóng, truyền số liệu, thông tin số, lý thuyết tín hiệu, xử lý số tín hiệu, đo điện tử, nguyên lý mạch tích hợp, điện tử ứng dụng, điện tử y sinh, quang điện tử, hệ thống thu thập và xử lý dữ liệu (SCADA) và các thí nghiệm liên quan.

+ Chuyên ngành Điện năng: trang bị các kiến thức về mạng truyền tải và phân phối điện, trạm và nhà máy điện, ổn định hệ thống điện, kỹ thuật cao áp, kỹ thuật điện, hệ thống điều khiển số, điện công nghệ, kỹ thuật lạnh, điện tử công nghiệp, điện tử công suất, truyền động điện, hệ thống thu thập và xử lý dữ liệu (SCADA), vận hành và điều khiển hệ thống điện, nhiệt động lực học kỹ thuật, cơ lưu chất, đo điện, thí nghiệm đo điện, thí nghiệm kỹ thuật điện, thí nghiệm hệ thống điện, thí nghiệm điện công nghiệp…

+ Chuyên ngành Tự động: trang bị các kiến thức về điều khiển tự động, điều khiển hiện đại, mạch điện tử, dụng cụ linh kiện điện tử, lý thuyết tín hiệu, xử lý số tín hiệu, đo điện tử, thiết bị và hệ thống tự động, tự động hóa quá trình công nghệ, kỹ thuật Robot, đo lường điều khiển bằng máy tính, điện tử công suất, hệ thống thu thập và xử lý dữ liệu (SCADA)... các thí nghiệm liên quan.

Kỹ sư ngành Điện - địện tử có thể làm việc tại các công ty điện lực, nhà máy sản xuất, phân phối và tiêu thụ điện, các phòng thí nghiệm, cơ sở kinh doanh, nghiên cứu về qui hoạch mạng điện, thiết bị sử dụng điện - điện tử viễn thông, các nhà máy sản xuất công nghiệp tự động hóa cao; các phòng thí nghiệm, cơ sở kinh doanh, cơ quan nghiên cứu về tự động hóa công nghiệp, các công ty ngành điện tử, bưu chính viễn thông, các khu công nghiệp...

3. Ngành Cơ khí

Ngành Cơ khí đào tạo các ngành và chuyên ngành sau:

+ Kỹ thuật chế tạo: đào tạo kỹ sư có kiến thức và kỹ năng về các lãnh vực kỹ thuật máy tính, điện, điện tử; thiết kế và gia công trên máy tính (CAD/CAM); kỹ thuật người máy; khoa học và công nghệ gia công các loại vật liệu kỹ thuật; phân tích, thiết kế và tổng hợp, tối ưu hóa, tự động hóa các quá trình sản xuất; thiết kế, qui hoạch mặt bằng phân xưởng, giám sát sản xuất phân tích kinh tế; đánh giá và lựa chọn công nghệ; kỹ thuật an toàn, chất lượng và bảo trì công nghiệp.

+ Cơ khí năng lượng: Đào tạo các kiến thức về các lĩnh vực: thiết bị nhiệt (lò hơi, thiết bị sấy, tua bin hơi và tua bin khí, nhà máy nhiệt điện); thiết bị lạnh (nhà máy đông lạnh, nhà máy nước đá, hệ thống điều hòa không khí và thông gió); năng lượng mới (năng lượng gió, năng lượng mặt trời)

Kỹ sư tốt nghiệp ngành này có khả năng thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa, vận hành, bảo trì các thiết bị nói trên. Có thể công tác tại nhà máy nhiệt điện, các nhà máy lọc dầu, các nhà máy hóa chất, các xí nghiệp dược phẩm, các XN chế biến thực phẩm, các nhà máy đông lạnh thực phẩm, các nhà máy giấy, bột giặt, mỹ phẩm, dệt, phân bón, các nhà máy nước đá, điều hành các hệ thống điều hòa không khí và thông gió và hệ thống nhiệt trong các khách sạn, siêu thị, sân bay và các công trình công cộng khác, trong lĩnh vực năng lượng gió và mặt trời.

+ Máy xây dựng và nâng chuyển: trang bị những của nhóm ngành cơ khí nói chung và các kiến thức, kỹ năng chuyên môn thuộc lĩnh vực chuyên sâu là máy xây dựng.

Tốt nghiệp ngành này có thể thiết kế, chế tạo, cải tiến các loại máy và thiết bị thông dụng như máy nâng - vận chuyển, thang máy, máy sản xuất vật liệu xây dựng, máy làm đất và các thiết bị cơ khí chuyên dùng trong xây dựng; lựa chọn, sử dụng và khai thác có hiệu quả các loại máy và thiết bị xây dựng đa dạng về chủng loại trong ngành; lập quy trình bảo dưỡng , sữa chữa các loại máy xây dựng.

Lĩnh vực công tác: các nhà máy cơ khí sản xuất chế tạo; công ty xây lắp máy, công ty xây dựng, thủy lợi; các công ty chế tạo, lắp đặt thiết bị nâng chuyển và thang máy; các nhà máy chế biến vật liệu xây dựng, thực phẩm, phân bón, cơ khí nông nghiệp; trạm trộn bêtông; các cảng sông, cảng biển; các công ty khai thác dầu khí , vật liệu , các khu mỏ đá...

4. Ngành Công nghệ dệt may

Chương trình đào tạo ngành này cung cấp các kiến thức chuyên môn cần thiết trong lĩnh vực dệt may trên cơ sở liên ngành bao gồm cơ khí, hóa học và quản lý công nghiệp. Một số môn học chuyên ngành như: vật liệu dệt, kỹ thuật chế biến sợi hóa học, công nghệ và thiết bị kéo sợi, công nghệ và thiết bị dệt thoi, công nghệ và thiết bị dệt kim, công nghệ và thiết bị nhuộm và hoàn tất vải, công nghệ và thiết bị may và thiết kế thời trang...

SV tốt nghiệp có khả năng thiết kế mặt hàng sản xuất điều hành tốt dây chuyền thiết bị công nghệ của nhà máy; tổ chức quản lý tốt công tác bảo trì thiết bị; nghiên cứu khai thác công nghệ mới, mặt hàng mới của ngành Dệt may...

5. Ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp

Đào tạo kỹ sư có khả năng cải tiến thiết kế mới và điều hành và bảo trì các hệ thống công nghiệp trong sản xuất và dịch vụ, bố trí mặt bằng sản xuất, dự báo và hoạch định sản xuất, điều độ sản xuất, quản lý vật tư, quản lý dự án, kiểm soát và quản lý chất lượng, nghiên cứu - tổ chức lao động

Kỹ sư ngành này có thể công tác ở các đơn vị sản xuất công nghiệp, công ty thương mại, các công ty xây dựng, cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng...

6. Ngành Kỹ thuật giao thông (Hàng không, ôtô, tàu thủy)

Kỹ sư ngành này là cán bộ có kiến thức và kỹ năng vững vàng về thiết kế, tính toán, tổ chức và điều hành tốt các hệ thống sản suất và khai thác ôtô - máy động lực - tàu thủy - máy bay: chế tạo, lắp ráp, bảo dưỡng, sửa chữa, khai thác, chế tạo phụ tùng, quản lý và đánh giá, kiểm định chất lượng các loại ôtô, tàu thủy, máy bay, máy động lực và các phương tiện, thiết bị cơ giới gần với các loại trên.

Tốt nghiệp ngành này có thể làm việc tại các nhà máy chế tạo, lắp ráp, sửa chữa, đóng mới các loại thiết bị cơ giới gần với các loại trên; các nhà máy, xí nghiệp, các xưởng chế tạo phụ tùng hay thiết bị thay thế. Ngoài ra, có thể công tác trong các cơ quan quản lý, điều hành, khai thác, đáng giá kiểm định chất lượng phương tiện cơ giới; các đơn vị vận tải thủy bộ, các bến bãi, cảng, sân bay, các hãng hàng không hoặc các cơ quan nghiên cứu khoa học và đào tạo.

7. Ngành cơ điện tử

Đào tạo kỹ sư có kiến thức về điện, điện tử, CNTT; có khả năng giải quyết những vấn đề liên quan đến thiết kế, chế tạo, vận hành, cải tiến và bảo trì các máy móc thiết bị. Ngoài các kiến thứ khoa học cơ bản về toán, lý, tin học; các kiến thức về cơ sở kỹ thuật trong cơ khí, điện, điện tử; kiến thức và kỹ năng chuyên môn về tự động hóa, điều khiển, cảm biến, vi xử lý, sản xuất tự động, truyền thông... SV còn được trang bị kiến thức về ngoại ngữ, giao tiếp xã hội, quản lý xí nghiệp, kinh doanh.

Ra trường, SV có khả năng thiết kế, chế tạo, cải tiến, vận hành và bảo trì các máy móc thiết bị; xây dựng hệ thống phần cứng và phần mềm để điều khiển các máy móc thiết bị tự động và các phương tiện số khác. Kỷ sư cơ điện tử có thể công tác ở các nhà máy, xí nghiệp từ thô sơ đến hiện đại, kỹ thuật cao; các Viện nghiên cứu, các trường ĐH trong lĩnh vực Cơ khí hiện đại, kiều khiển và tự động hóa.

8. Ngành Xây dựng

Các chuyên ngành:

+ Xây dựng dân dụng & công nghiệp: SV ngành này sẽ làm quen với công tác của người kỹ sư xây dựng, tiếp thu các kiến thức về đô thị và lịch sử phát triển đô thị; kiến trúc công trình từ nhỏ đến lớn; kiến thức hệ thống kết cấu và chịu lực trong các công trình từ nền móng khung, dầm, sàn, mái, phương pháp tính toán và thiết kế các hệ thông kết cấu.

SV cũng sẽ đươc cung cấp kiến thức về quá trình hình thành và quản lý dự án công trình, tổ chức thi công và các biện pháp để xây dựng. SV tốt nghiệp sẽ có khả năng thiết kế các công trình nhà cao tầng, nhà thi đấu, nhà ga, tháp ăng ten truyền hình, rạp hát

+ Xây dựng cầu đường: SV sẽ được trang bị các kiến thức về thiết kế cầu bê tông cốt thép, thiết kế cầu thép, thiết kế đường ôtô, thiết kế đường đô thị, thi công cầu, thi công đường… và thực hành các thí nghiệm liên quan.

+ Cảng - Công trình biển: Đào tạo kỹ sư chuyên ngành Xây dựng các công trình Cảng, các công trình thủy công thuộc công nghiệp đóng tàu biển, xây dựng các Bến cảng hiện tại trên sông, trên biển, tính toán thiết kế hệ thống dầu khoan, xây dựng các công trình chỉnh trị cửa sông, cửa biển và hải đảo cùng các công trình phục vụ các ngành kinh tế hàng hải, dầu khí.v.v

9. Ngành Trắc địa - Địa chính

Trắc địa là ngành học liên quan đến sự đo đạc, biểu diễn, phân tích quy luật, cập nhật và hiển thị các thông tin không gian được thu thập từ những thiết bị đặt trên mặt đất cũng như trên tàu thuyền đến các bộ cảm biến đặt trên máy bay hay các vệ tinh chuyển động trên trái đất nhiều nguồn dữ liệu khác nhau liên quan đến đặc điểm vật lý của trái đất và môi trường xây dựng.

Những thông tin này sẽ được xử lý, phân tích bởi các công nghệ tiên tiến nhất và được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực góp phần phát triển kinh tế xã hội như: quy hoạch thành phố và nông thôn, quản lý đô thị, tài nguyên thiên nhiên và môi trường, quản lý đất đai và quy hoạch sử dụng đất, thi công và quan trắc.

Ngoài ra, kỹ sư tốt nghiệp ngành này có khả năng nghiên cứu và ứng ụng những công nghệ mới trong lĩnh vực trắc địa và bản đồ, hệ thống thông tin địa lý GIS, kỹ thuật định vị bằng vệ tinh GPS, lượng ảnh viễn thám

10. Ngành Thủy lợi - Thủy điện và Cấp thoát nước

Đào tạo kỹ sư có khả năng thiết kế, tư vấn, thi công, giám sát và vận hành các công trình thủy lợi, thủy điện và cấp thoát nước: các hồ chứa cung cấp nước tưới cho nông nghiệp, phát điện, các nhà máy thủy điện, các trạm bơm nước; các hệ thống cấp nước và thoát nước đô thị (mạng lưới đường ống, nhà máy xử lý,…); các công trình chỉnh trị sông (chống sạt lở bờ sông, điều chỉnh dòng chảy,…); các công trình kiểm soát lũ (ở ĐBSCL, miền Đông Nam Bộ,…).

11. Ngành Công nghệ vật liệu

Ngoài khối kiến thức đại cương. SV ngành này được trang bị kiến thức về nhiệt học, lưu chất, sức bền, kỹ thuật nhiệt, cấu trúc và tính chất vật liệu, phương pháp chế tạo gia công và ứng dụng những vật liệu cụ thể. Ngành công nghệ vật liệu có ba chuyên ngành: vật liệu kim loại - hợp kim, vật liệu Silicat, vật liệu Polymer.

Kỹ sư ngành công nghệ vật liệu có thể nghiên cứu cải tiến và chuyển giao công nghệ, vận hành dây chuyển sản xuất, thiết kế, gia công chế tạo và ứng dụng các sản phẩm trên nhiều loại vật liệu khác nhau.

Kỹ sư ngành này có thể làm việc ở các cơ sở sản xuất vật liệu kim loại (luyện cán thép, luyện kim màu, gia công chế biến nhôm…), vật liệu silicate (xi măng, gốm, sứ, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất) và vật liệu polymer (gia công chế biến nhựa, cao su, sơn, composite…), các công ty xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, kinh doanh vật liệu hoặc có thể công tác tại các trường, viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý kiểm định chất lượng nguyên vật liệu.

12. Ngành Cấu kiện & Vật liệu xây dựng

Đào tạo các kỹ sư có kiến thức và kỹ năng làm việc trong lĩnh vực: ứng dụng vật liệu xây dựng sử dụng trong thiết kết và thi công công trình xây dụng dân dụng và công nghiệp, cầu đường, thủy lợi và công trình cảng.

Kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, chất lượng các công trình xây dựng; tham gia các công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng, thiết kế tổ chức dây chuyền sản xuất, nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng; nghiên cứu các công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng phục vụ cho ngành xây dựng.

13. Ngành Kỹ thuật địa chất

Đào tạo kỹ sư có kiến thức về môi trường địa chất, phương pháp tìm kiếm, thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản; địa chất thủy văn, địa chất công trình, các biện pháp xử lý nền móng cho công trình xây dựng.

Các chuyên ngành đào tạo: địa chất dầu khí, công nghệ khoan và khai thác dầu khí, địa chất môi trường, địa chất khoáng sản, địa kỹ thuật

Tùy chuyên ngành, kỹ sư địa chất có thể làm việc tại các công ty khảo sát thiết kế phục vụ xây dựng, công ty khái thác nước ngầm, khai thác dầu khí, khoáng sản, liên đoàn địa chất, các trường viện, cơ quan quản lý liên quan đến ngành học.

14. Ngành Công nghệ sinh học

Trang bị sâu về kiến thức sinh học, các kỹ thuật gen, công nghế tế bào, công nghệ vi sinh vật, công nghệ protein, enzym, và công nghệ sinh học môi trường.

Kỹ sư ngành Công nghệ sinh học sẽ làm việc tại các nhà máy sản xuất các sản phẩm sinh học như các nhà máy chế biến thực phẩm, các nhà máy sản xuất các sản phẩm lên men, các nhà máy sản xuất các chất kích thích sinh trưởng, kháng sinh, vitamin, axit amin và các nhà máy có ứng dụng sản phẩm công nghệ sinh học như mỹ phẩm, dệt, giấy, thuộc da, các cơ sở khoa học như các viện nghiên cứu công nghệ sinh học hay các cơ sở quản lý khoa học như sở Khoa học công nghệ, môi trường, các cơ sở xử lý ô nhiễm môi trường .

15. Ngành Công nghệ hóa - thực phẩm:

SV ngành này được trang bị những kiến thức liên quan đến việc vận hành dây chuyền công nghệ sản xuất, tham gia thiết kế chế tạo thiết bị công nghệ, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực công nghệ hóa học, thực phẩm, dược phẩm…

SV ngành này có thể chọn chuyên ngành theo hai hướng:

+ Công nghệ hóa học: bao gồm các chuyên ngành: công nghệ Hóa vô cơ, công nghệ hóa lý -phân tích, công nghệ hóa hữu cơ, công nghệ chế biến dầu khí, quá trình và thiết bị công nghệ hóa học.

+ Công nghệ thực phẩm.

Tùy chuyên ngành, SV tốt nghiệp có thể làm việc ở các công ty sản xuất hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu; vật liệu xây dựng; khai thác chế biến dầu mỏ và khí đốt, xăng dầu, nhớt; sản xuất giấy, dệt nhuộm, hương liệu, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, xử lý chất thải, dược phẩm…

Ngoài ra, với chuyên ngành Công nghệ thực phẩm, SV có thể làm việc ở các nhà máy sản xuất, chế biến trà, càphê, nông thủy hải sản, đường sữa, nước giải khát...

16. Ngành Cơ kỹ thuật

SV ngành này được đào tạo kỹ năng:

+ Mô hình toán học các vấn đề trong cơ học kỹ thuật.

+ Lập trình (viết các phần mềm) để giải các mô hình toán đã thiết lập.

+ Thiết kế, chế tạo các hệ thống cơ học điều khiển tự động, đo lường.

+ Thực hành nghiên cứu sáng tạo các vấn đề lý thuyết và thực nghiệm.

SV tốt nghiệp có khả năng đảm trách các công việc liên quan đến cơ học: nghiên cứu lý thuyết: tính toán, mô phỏng; thiết kế, tối ưu hóa thiết kế, chế tạo các trang thiết bị tự động; nghiên cứu thực nghiệm: đo lường, chế tạo các thiết bị đo lường, chẩn đoán trạng thái làm việc của các hệ thống cơ học; lập trình, tin học hóa công việc tính toán, mô phỏng, thiết kế, tối ưu, chế tạo, đo lường...

Sau khi tốt nghiệp, có thể làm việc ở các viện nghiên cứu và thiết kế (viện cơ học ứng dụng, viện kỹ thuật giao thông, viện nghiên cứu máy, nghiên cứu về biển, về công trình, về thủy lợi, thủy văn, về khai thác và vận chuyển dầu khí.); các trung tâm lập trình phần mềm về các bài toán cơ học; các trường ĐH: giảng dạy và nghiên cứu; các phòng thiết kế kỹ thuật của các nhà máy; các cơ quan đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn đo lường như các cơ quan kiểm định, các cơ quan tư vấn kỹ thuật…

17. Ngành Vật lý kỹ thuật

Đào tạo kỹ sư vật lý kỹ thuật có kiến thức về khoa học vật lý và công cụ toán - tin phục vụ nghiên cứu và giải quyết các vân đề kỹ thuật chuyên môn; có khả năng vận hành công nghệ thuộc chuyên ngành đào tạo.

Lĩnh vực công tác sau tốt nghiệp: các bệnh viện, cơ sở y tế các tuyến, các trường ĐH, các đơn vị nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực y sinh, các cp6ng ty sản xuất kinh doanh thiết bị y tế, môi trường...

18. Ngành Quản lý công nghiệp

Ngành Quản lý công nghiệp đào tạo những nhà quản lý có kỹ năng về quản lý trong lĩnh vực công nghệ, quản lý sản xuất, quản lý chất lượng, quản lý dự án có khả năng phối hợp với các cán bộ kỹ thuật một cách hiệu quả để quản lý các quá trình, các sản phẩm có tính chất công nghiệp.

Tốt nghiệp có thể làm công tác quản lý trong ác doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước.

19. Ngành Kỹ thuật và quản lý môi trường

Gồm 2 chuyên ngành:

+ Kỹ thuật môi trường: SV được trang bị những kiến thức về hóa học, sinh học trong kỹ thuật môi trường, công nghệ xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn...

+ Quản lý môi trường: trang bị các kiến thức cơ bản về quản lý các nguồn tài nguyên nước, đất, rừng, quản lý môi trường đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất...

Kỹ sư môi trường có thể làm việc tại các công ty xử lý chất thải như Trung tâm Bảo vệ môi trường, Phòng quản lý môi trường, ban quản lý các Khu công nghiệp, Kchu chế xuất, các sở khoa học công nghệ môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn, các công ty cấp thoát nước, tư vấn môi trường...
Về Đầu Trang Go down
http://a1pro.us.to
 
ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM)
» TỰ BẠCH NEK
» Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐHQG TP.HCM)
» Chủ nghĩa xã hội khoa học
» Bật mí bí quyết học và thi của các thủ khoa ĐH

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
A1 - Tan Phu High School 2007-2010 :: Góc học tẹp :: THPT-
Chuyển đến