A1 - Tan Phu High School 2007-2010
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
A1 - Tan Phu High School 2007-2010


 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Các ngành học của ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM

Go down 
Tác giảThông điệp
blind_knight_4u
Người tiền sử
Người tiền sử
blind_knight_4u


Bài gửi : 346
Tiền xu : 778033389
Ngày tham gia : 02/08/2009
Tuổi : 31
Đến từ : hell

Các ngành học của ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM Empty
Bài gửiTiêu đề: Các ngành học của ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM   Các ngành học của ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM EmptySat Jan 09, 2010 5:34 pm

Mã trường: SPK
Địa chỉ: số 1 Võ Văn Ngân, Thủ Đức, TP.HCM
ĐT: (08) 8961333 - 8968641
Website: http://www.hcmute.edu.vn/


Các ngành học của ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM ImageView

Giờ học thực hành của sinh viên ngành Thiết kế thời trang - Ảnh: Phúc Điền

TTO - Năm 2006, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tuyển sinh và đào tạo thêm 3 ngành mới: Quản lý công nghiệp, Công nghệ kỹ thuật máy tính, Tiếng Anh (công nghiệp).

Các ngành này đều có tính ứng dụng cao, thiết thực và đáp ứng được những nhu cầu mới của thị trường lao động. Cụ thể về các ngành như sau:

1. Kỹ thuật điện - Điện tử

Đào tạo kỹ sư có kiến thức và năng lực có thể đảm nhận vị trí chuyên trách trong công nghệ điện - điện tử như thiết kế, vận hành, bảo trì các trang thiết bị trong các lãnh vực khác nhau như: điện tử công nghiệp, dân dụng, viễn thông, vận hành và sửa chữa thiết bị điện. Kỹ sư ngành Kỹ thuật điện - Điện tử có thể làm việc tại các xí nghiệp công nghiệp, các công ty điện tử, viện nghiên cứu ứng dụng, các trường ĐH và CĐ, các cơ sở và trung tâm dạy nghề ngành kỹ thuật điện-điện tử.

2. Điện khí hóa và Cung cấp điện

SV ngành này được trang bị các kiến thức và kỹ năng có thể đảm nhận vị trí người chuyên trách như thiết kế, triển khai, xây dựng, điều hành, bảo trì… các thiết bị ngành điện và các lĩnh vực công nghiệp khác có liên quan như: tự động hoá công nghiệp, phát dẫn điện, cung cấp điện, điện tử công nghiệp, truyền thông, sản xuất và sửa chữa thiết bị điện.

Kỹ sư ngành Điện khí hoá và Cung cấp điện có thể đảm nhiệm các công việc tại các xí nghiệp công nghiệp, các công ty điện lực, các viện nghiên cứu ứng dụng, các trường đại học và cao đẳng, các cơ sở và trung tâm dạy nghề ngành kỹ thuật điện.

3. Cơ khí Chế tạo máy

Chương trình đào tạo ngành này đảm bảo đủ kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở ngành và kiến thức ngành, có kỹ năng thực hành cao để đảm đương công việc của người kỹ sư công nghệ chế tạo máy. Cụ thể: có kỹ năng thực hành cao để vận hành, bảo trì các thiết bị công nghệ; thiết kế qui trình và trang bị công nghệ; tham gia xây dựng dự án và phát triển sản xuất; tham gia công tác tổ chức, quản lý, chỉ đạo quá trình sản xuất. Kỹ sư ngành Cơ khí chế tạo máy có thể làm việc tại các cơ sở chế tạo, sửa chữa, kinh doanh, đào tạo và nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực cơ khí.

4. Kỹ thuật Công nghiệp

SV ngành này được trang bị kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ bản của các ngành cơ khí, điện và gỗ, có kỹ năng thực hành cơ bản để vận hành, bảo trì thiết bị công nghiệp, tham gia thiết kế qui trình công nghệ và các dự án về phát triển sản xuất, có khả năng tổ chức, quản lý, điều hành quá trình sản xuất. Kỹ sư ngành Kỹ thuật công nghiệp có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất công nghiệp, kinh doanh, đào tạo, nghiên cứu.

5. Cơ Điện tử

Trang bị kiến thức cơ sở ngành và kiến thức liên quan đến lĩnh vực cơ khí, điện tử, điều khiển tự động; có kỹ năng thực hành cao để có khả năng ứng dụng và kỹ năng triển khai các công nghệ tiên tiến vào việc vận hành, bảo trì, sửa chữa, cải tiến máy và các hệ thống thiết bị tự động; có tư duy về thông tin của hệ thống kỹ thuật (thông tin từ Cơ – Điện – Máy tính). Kỹ sư cơ điện tử có khả năng xây dựng kế hoạch, lập dự án; tham gia tổ chức, điều hành và quản lý kỹ thuật cho cụm, trạm và hệ thống cũng như trong các hoạt động dịch vụ kỹ thuật. Tốt nghiệp ngành Cơ điện tử có thể đảm nhiệm các công việc tại các cơ sở sản xuất và dịch vụ thuộc lĩnh vực điều khiển tự động, cơ khí, kinh doanh hoặc làm công tác nghiên cứu, giảng dạy ở các trường, viện.

6. Công nghệ tự động

Ngành công nghệ tự động đào tạo các kiến thức và kỹ năng ứng dụng các nguyên lý kỹ thuật để thiết kế quy trình công nghệ, tổ chức, quản lý quá trình gia công tự động trong công nghiệp (CIM/CAD/CAM/CNC). SV tốt nghiệp ngành này có khả năng vận hành sản xuất và xử lý sự cố các thiết bị và hệ thống tự động trong các xí nghiệp sản xuất, trung tâm điều hành, dịch vụ, kinh doanh, thiết bị sản xuất tự động. Đồng thời, kỹ sư công nghệ tự động có khả năng cải tiến và cập nhật hóa công nghệ tự động và biết sáng tạo ra việc làm cho cá nhân và tập thể.

Kỹ sư ngành Công nghệ tự động có thể tìm việc làm tại các cơ sở sản xuất dịch vụ, kinh doanh, đào tạo và nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực công nghệ điều khiển tự động…

7. Cơ tin kỹ thuật

Ngành cơ tin kỹ thuật trang bị đầy đủ kiến thức kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực cơ khí, địện, điện tử…, có khả năng ứng dụng các nguyên lý công nghệ mới trong thiết kế cơ khí. SV tốt nghiệp ngành này có thể làm công tác giảng dạy các bộ môn cơ học, cơ sở kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật tự động…ở trường đại học, cao đẳng và trung cấp; công tác ở các viện nghiên cứu viện cơ học, viện nghiên cứu máy, viện tự động hóa … hoặc làm việc trong các lĩnh vực tính toán, thiết kế, nghiên cứu, khai thác công nghệ mới ở các công ty hoặc các nhà máy cơ khí.

8. Thiết kế máy

Ngành thiết kế máy trang bị đầy đủ kiến thức giáo cơ sở và kiến thức ngành cơ khí, có khả năng ứng dụng các nguyên lý công nghệ mới trong thiết kế cơ khí. Tốt nghiệp ngành này có thể làm công tác giảng dạy môn học vẽ kỹ thuật, hình học họa hình và các môn học cơ sở thiết kế máy tại các trường ĐH, CĐ, trung cấp, các trường nghề hoặc công tác tại các viện nghiên cứu, viện thiết kế, các cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực cơ khí hoặc liên quan đến cơ khí.

9. Cơ khí động lực (Cơ khí ô tô)


Các ngành học của ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM ImageView
Mô hình giảng dạy động cơ phun xăng - đề tại NCKH cấp bộ của thầy trò khoa Cơ khí động lực - Ảnh: Phúc Điền

Ngành cơ khí động lực đào tạo đào tạo các kiến thức cơ sở và chuyên ngành cơ khí, cơ khí động lực liên quan đến lĩnh vực khai thác, sử dụng dịch vụ và kỹ thuật ngành ô tô; kiểm định và thử nghiệm ô tô; sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô; nghiên cứu cải tiến để nâng cao hiệu quả sử dụng ô tô, đánh giá, xây dựng các quy trình công nghệ sản xuất các thiết bị ngành động lực.

Ngoài ra SV còn được đào tạo chuyên môn, kỹ năng quản lý điều hành sản xuất, kinh doanh và lập các dự án liên quan đến ngành cơ khí động lực.

Kỹ sư ngành Cơ khí Động lực có thể đảm nhiệm các công việc tại các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô, các cơ sở sửa chữa ô tô, các trạm đăng kiểm, các đơn vị hành chánh quản lý về kỹ thuật ô tô, viện nghiên cứu, trường ĐH, CĐ, trung cấp, dạy nghề, các cơ sở kinh doanh ô tô, máy động lực, phụ tùng…

10. Kỹ thuật Nhiệt - Điện lạnh

Ngành Kỹ thuật Nhiệt - điện lạnh đào tạo các kiến thức chuyên môn lĩnh vực cơ, điện lạnh, các kỹ năng thực hành cao để quản lý, vận hành, thiết kế qui trình công nghệ, thiết kế sửa chữa, tổ chức quản lý quá trình sản xuất: bảo dưỡng, sữa chữa các loại máy, thiết bị và hệ thống nhiệt - điện lạnh thông dụng.

Kỹ sư ngành Kỹ thuật Nhiệt - Điện lạnh có thể đảm nhiệm các công việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các cơ quan quản lý khoa học - công nghệ có liên quan đến các chuyên ngành công nghệ nhiệt, nhiệt điện, điện lạnh và điều hoà không khí, hoặc tham gia giảng dạy hay nghiên cứu trong các viện nghiên cứu, trường đào tạo kĩ sư, cán bộ kĩ thuật và công nhân ngành Kỹ thuật Nhiệt - Điện lạnh.

11. Công nghệ in

Công nghệ in là một ngành khá đặc biệt chỉ được đào tạo bậc ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM. Ngành này trang bị kiến thức liên quan đến toàn bộ quá trình sản xuất in và các mối quan hệ kỹ thuật – công nghệ – kinh tế – văn hóa giữa các công đoạn sản xuất của quá trình đó. Kỹ sư ngành công nghệ in có kỹ năng thực hiện các công việc cụ thể của một công đoạn sản xuất in; có khả năng chỉ đạo, tổ chức sản xuất và áp dụng các quy trình công nghệ phù hợp vào điều kiện sản xuất thực tế tại các cơ sở sản xuất in; có khả năng tiếp cận, triển khai các công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

SV tốt nghiệp ngành Công nghệ in có thể đảm nhiệm công việc tại các phân xưởng in, thành phẩm, các phòng thiết kế in, các công ty cung cấp thiết bị vật tư ngành in, các nhà xuất bản, các công ty, xí nghiệp cần dùng bao bì đặc thù trong lãnh vực dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm…

12. Công nghệ thông tin

Ngành CNTT trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật đào tạo kỹ sư CNTT có trình độ sư phạm bậc 2. SV được trang bị kiến thức cơ bản, kiến thức kỹ thuật cơ sở vững, kiến thức chuyên ngành trong lĩnh vực phần mềm; nắm vững lý thuyết và tiếp cận được các phương pháp và công nghệ mới của thế giới. Được trang bị kỹ năng thực hành, đặc biệt với các môn Tin học ứng dụng; SV tốt nghiệp có khả năng quản lý một cơ sở tin học, quản trị mạng của cơ quan, trường học, doanh nghiệp, …

SV tốt nghiệp có thể tham gia giảng dạy môn Tin học ở các trường PTTH, các môn liên quan đến CNTT ở các trường CĐ, trung cấp, dạy nghề; có khả năng tự học, tự nghiên cứu và triển khai ứng dụng tin học vào cuộc sống, có khả năng lập trình với các công cụ mạnh và tiên tiến nhất.

13. Công nghệ cắt may

SV học ngành này sẽ được trang bị những kiến thức và năng lực cụ thể: nắm vững công nghệ sản xuất may công nghiệp trên toàn bộ dây chuyền công nghệ cắt may; nắm vững phương pháp tổ chức và quản lý chuyền; có khả năng thiết kế lập qui trình sản xuất sản phẩm may trên chuyền; kiểm tra chất lượng sản phẩm may.

Kỹ sư ngành Công nghệ cắt may có thể đảm nhiệm các công tác kỹ thuật, công tác quản lý tại các doanh nghiêp may hoặc cơ sở đào tạo nghề, viện nghiên cứu khoa học…

14. Xây dựng dân dụng và công nghiệp

Ngành xây dựng đào tạo kỹ sư có kiến thức và kỹ năng liên quan đến lĩnh vực xây dựng: vật liệu, cấu kiện vật liệu xây dựng, tổ chức thi công công trình; có khả năng tổ chức quản lý, lập các biện pháp thi công và thiết kế các loại công trình xây dựng.

Kỹ sư ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp có thể đảm nhiệm các công việc tại các doanh nghiệp xây dựng, công ty xây dựng; các cơ quan quản lý xây dựng, các cơ quan nghiên cứu khoa học-công nghệ và đào tạo.

15. Công nghệ môi trường

Ngành công nghệ môi trường đào tạo các kiến thức liên quan đến môi trường như: quá trình công nghệ môitrường, kết cấu công trình, sinh thái học, ô nhiễm và kỹ thuật xử lý ô nhiểm, xử lý chất thải… SV được trang bị kỹ năng xử lý các dạng ô nhiễm môi trường; tham gia xây dựng dự án về bảo vệ môi trường; tham gia công tác tổ chức, quản lý, chỉ đạo và kiểm soát ô nhiễm môi trường; vận hành, bảo trì các thiết bị công nghệ; thiết kế qui trình và trang bị công nghệ về môi trường; có khả năng tư vấn và giảng dạy trong lĩnh vực môi trường.

Kỹ sư ngành Công nghệ môi tường có thể đảm nhiệm các công việc tại các cơ quan nhà nước về môi trường, bảo vệ môi trường, phòng quản lý đôi thị, sở khoa học công nghệ môi trường, các cơ sở nghiên cứu, đào tạo liên quan đến lĩnh vực môi trường.

16. Công nghệ điện tử viễn thông

Ngành này đào tạo kiến thức kỹ năng và kỹ năng thực hành liên quan đến công nghệ điện tử, công nghệ viễn thông. Cụ thể: nắm vững các kỹ thuật cơ bản của lĩnh vực điện tử và viễn thông; có khả năng vận hành, bảo trì, sửa chữa, cải tiến, nâng cấp các hệ thống, thiết bị điện tử-viễn thông tìm hiểu, nghiên cứu, phát triển về công nghệ điện tử, viễn thông đồng thời có thể tham gia đào tạo cán bộ kỹ thuật về công nghệ điện tử-viễn thông.

Sau khi tốt nghiệp, SV có thể làm việc tại các công ty, xí nghiệp về điện tử, viễn thông, bưu điện, các viện nghiên cứu và giảng dạy tại các trường, viện

17. Công nghệ điện tự động

Ngành công nghệ điện tự động đào tạp kiến thức liên quan đến lĩnh vực điện, điều khiển tự động. SV được trang bị kỹ năng để có thể đảm nhận vị trí người chuyên trách trong lĩnh vực thiết kế, triển khai, xây dựng, điều hành, bảo trì điện; tự động hoá quá trình sản xuất, tự động hoá các máy công cụ, thu thập dữ liệu và giám sát các hệ thống sản xuất công nghiệp (SCADA), robot…

Sau khi tốt nghiệp những kỹ sư có thể đảm nhiệm các công việc tại các xí nghiệp công nghiệp, các viện nghiên cứu ứng dụng, các trường, viện…

18. Công nghệ thực phẩm

Ngành công nghệ thực phẩm đào tạo đào tạo kỹ sư, cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn sâu cho từng chuyên ngành sản xuất, chế biến lương thực thực phẩm, công nghệ lên men, bảo quản nông sản…

Kỹ sư ngành công nghệ thực phẩm có thể tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý, xử lý toàn bộ quá trình, dây chuyền sản xuất thực phẩm; có khả năng tham gia nghiên cứu, ứng dụng các nghiên cứu khoa học vào lĩnh vực sản xuất và chế biến thực phẩm. SV tốt nghiệp có nhiều cơ hội tìm việc ở các nhà máy chế biến thực phẩm (đường, sữa, rượu bia, nước giải khát), chế biến nông thủy hải sản… hoặc tham gia giảng dạy các ngành liên quan đến ngành nghề được đào tạo.

19. Kỹ thuật nữ công

Kỹ sư ngành Kỹ thuật nữ công được trang bị kiến thức khoa học cơ bản tốt, kiến thức kỹ thuật cơ sở và chuyên ngành vững về các lĩnh vực y trang, chế biến thực phẩm, nuôi dạy trẻ. Ngoài ra, SV tốt nghiệp ngành này có khả năng giảng dạy lý thuyết, thực hành môn nữ công; có khả năng quản lý bếp ăn công nghiệp; có khả năng phát triển sản phẩm mới trong các công ty chế biến thực phẩm và công ty may mặc.

Kỹ sư ngành Kỹ thuật Nữ công có thể làm việc ở các công ty may mặc, có thể tự làm chủ dịch vụ, kinh doanh liên quan đến nữ công, dinh dưỡng (làm bánh, nấu ăn, gói quà…); đồng thời có khả năng tham gia nghiên cứu và giảng dạy ở các trường, viện

20. Thiết kế thời trang

Ngành này trang bị kiến thức và kỹ năng thực hành liện quan đến lĩnh vực may mặc, thiết kế thời trang. Cụ thể: công nghệ may, màu sắc, chất liệu các loại nguyên phụ liệu, kỹ thuật may, mỹ thuật trong thiết kế, quản lý công nghệ may…

SV ngành này có năng lực cụ thể: phác họa mẫu và ứng dụng thiết kế mẫu; thu thập, phân tích và tổng hợp và thể hiện ý tưởng trên mẫu mới; tìm hiểu, so sánh, chọn lọc và phát triển các xu hướng thời trang thế giới kết hợp hài hòa với văn hoá mặc dân tộc Việt Nam; nắm vững nguyên tắc vẽ và phương pháp thiết kế các sản phẩm may; nắm vững nguyên tắc tổ chức và quản lý sản xuất mặt hàng thời trang; có khả năng thiết lập mạng lưới kinh doanh hàng thời trang.

Cử nhân ngành Thiết kế thời trang có thể đảm nhiệm các công việc tại các doanh nghiệp may, thiết kế thời trang hoặc các cơ sở đào tạo ngành thời trang, viện nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực thời trang; có khả năng tự tổ chức quản lý sản xuất những cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực may mặc.

21. Quản lý công nghiệp (*)

Ngành này đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng về quản lý, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý công nghệ, quản lý sản xuất, quản lý nhân sự, quản lý chất lượng; tăng cường kỹ năng nhận thức và vận dụng kiến thức quản lý và điều hành doanh nghiệp theo quan điểm quản trị hiện đại.

SV ngành này cũng được đào tạo khả năng phối hợp với các kỹ sư công nghệ một cách hiệu quả trong việc quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ; tổ chức và thực hiện các công việc điều độ - lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý, hiệu quả.

SV tốt nghiệp ngành Quản lý công nghiệp có thể công tác ở nhiều cơ quan như trường Đại học, Viện nghiên cứu và các doanh nghiệp, nhà máy đặc biệt là các doanh nghiệp có gắn liền với các sản phẩm, dịch vụ có tính chất công nghệ.

22. Công nghệ kỹ thuật máy tính (*)

Đào tạo kỹ sư có khả năng về lý thuyết và thực hành về công nghệ kỹ thuật máy tính. Cụ thể: Có khả năng thiết kế, vận hành, bảo trì, sửa chữa, cải tiến và nâng cấp các hệ thống, mạng máy tính; có khả năng tìm hiểu, nghiên cứu, phát triển về công nghệ kỹ thuật -máy tính đồng thời có thể tham gia đào tạo cán bộ kỹ thuật ngành Công nghệ kỹ thuật máy tính.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại các công ty sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến điện tử, máy tính, viễn thông, các viện nghiên cứu chuyên ngành.

23. Tiếng Anh (Anh văn kỹ thuật) (*)

Ngành này trang bị khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh - nhất là lĩnh vực Anh văn kỹ thuật.

Sau khi tốt nghiệp, SV có thể làm việc trong các lĩnh vực giảng dạy, phiên dịch, dịch thuật… tại các trường đại học, cao đẳng, trường dạy nghề, các trung tâm dịch thuật, các công ty xí nghiệp…

(*) Ngành Quản lý công nghiệp, Công nghệ kỹ thuật máy tínhTiếng Anh (Anh văn kỹ thuật) là ba ngành mới tuyển từ năm 2006 ở Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM
Về Đầu Trang Go down
http://a1pro.us.to
 
Các ngành học của ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Nhóm ngành kỹ thuật công nghệ: dễ tìm việc làm
» Các ngành đào tạo của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM
» Tố cáo vi phạm
» Album Cẩm Ly & Quốc Đại - Tuyệt Phẩm Hoàng Thi Thơ & Thanh Sơn
» NghỆ thuẬt nÓi

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
A1 - Tan Phu High School 2007-2010 :: Góc học tẹp :: THPT-
Chuyển đến