A1 - Tan Phu High School 2007-2010
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
A1 - Tan Phu High School 2007-2010


 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 10 bí ẩn khoa học vừa được khám phá (Phần 2)

Go down 
Tác giảThông điệp
mặt sắt
Trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh
mặt sắt


Bài gửi : 44
Tiền xu : 263304
Ngày tham gia : 15/12/2009
Tuổi : 31

10 bí ẩn khoa học vừa được khám phá (Phần 2) Empty
Bài gửiTiêu đề: 10 bí ẩn khoa học vừa được khám phá (Phần 2)   10 bí ẩn khoa học vừa được khám phá (Phần 2) EmptySun Feb 28, 2010 9:45 am

Vì sao bầu trời đen kịt một cách bất thường,
lý giải về bộ mặt người trên sao Hỏa, cá mắt ống - đó cũng là những bí
mật vừa được khám phá...


Bí mật 3: Ngày đen tối ở vùng New England
10 bí ẩn khoa học vừa được khám phá (Phần 2) Bian3
Bầu trời đen kịt bất thường năm
1780.


Ngày 19 tháng 5 năm 1780, bầu trời các bang thuộc
vùng New England (Mỹ) và nhiều khu vực ở Canada, bỗng nhiên đen kịt một
cách bất thường. Dân chúng cực kỳ hoảng loạn. Người ta tìm đến các vị
chức sắc tôn giáo để hỏi ý kiến và các vị cũng chẳng giải thích được gì
hơn.

Cho đến tận ngày nay, Ngày đen tối (Dark Day) vẫn được truyền tụng như
một sự kiện siêu nhiên. Người ta đã đưa ra nhiều giả thuyết để giải
thích, từ núi lửa phun trào cho đến một thiên thể lớn từ vũ trụ đáp
xuống.

Đến năm 2008, nghĩa là 230 năm sau, các nhà khoa học của ĐH Missouri mới
tìm hiểu vì lý do gì Ngày đen tối xảy ra. Họ xem xét kỹ các văn bản ghi
chép thời đó kết hợp với việc tìm hiểu các vòng trên tiết diện các cây
cổ thụ bị cháy xém, sống từ ngày đó để khẳng định rằng Ngày đen tối
chẳng qua bắt nguồn từ vụ cháy hết sức dữ dội, bùng lên từ Canada. Nhiệt
độ cao từ đám cháy này đã tác động rất mạnh vào lớp vỏ cây, làm các mô
bị chết. Phải mất nhiều năm sau, vỏ cây mới phục hồi, kể lại sự cố trên
gỗ và vết thương của cây. Các nhà khoa học đã nghiên cứu vòng gỗ của
nhiều loại cây mọc trên cao nguyên Algonquin, miền nam bang Ontario và
nhiều địa điểm khác nữa. Họ tìm ra các chứng tích cho thấy một vụ hỏa
hoạn cực lớn đã xảy ra vào thời gian này đã tác động vào điều kiện khí
quyển cách xa hàng trăm dặm. Những cột khói lớn đã cuồn cuộn bốc lên
tầng cao khí quyển và làm ra một ngày bầu trời đen kịt tại New England.

Sự kiện dáng chú ý: Các văn bản còn lưu giữ về Ngày đen tối ghi lại rằng
hôm ấy các gia đình ăn cơm trưa cũng phải thắp nến, các loại chim đêm
bay ra kiếm ăn, hoa cụp cánh lại và các loài vật nhớn nhác, kêu la ầm ĩ.


Bí mật 4: Bộ mặt người trên sao Hỏa
10 bí ẩn khoa học vừa được khám phá (Phần 2) Bian4
Bộ mặt người trong trí tưởng
tượng?


Vùng Cydonian trên sao Hỏa thu hút sự chú ý đặc biệt
vì một trong các đồi núi tại đó trông giống như một công trình nhân tạo.
Bức ảnh chi tiết đầu tiên về vùng này được chụp nhờ vệ tinh Viking I
bay quanh quỹ đạo của hành tinh này, phóng lên năm 1975. Một số bức khác
do Viking chụp vào năm 1976 cho thấy rpx một trong những ngọn núi của
Cydonian giống như một mặt người. Các nhà khoa học đã giải thích nét mặt
ấy chẳng qua chỉ là trò đùa của ánh sáng và bóng tối nhưng sau lại phát
hiện một mặt người thứ hai hình thành do ánh sáng từ Mặt trời chiếu vào
theo các góc khác nhau. Các tổ chức nghiên cứu nền văn minh ngoài Trái
đất rất quan tâm đến các hiện tượng này và một số không ít người còn cho
rằng đó là tác phẩm của nền văn minh sao Hỏa đã bị hủy diệt từ lâu. Đa
số các nhà khoa học vẫn giữ ý kiến là, bộ mặt người trên sao Hỏa chỉ là
kết quả của góc nhìn cộng với trí tưởng tượng.

Năm 2003, khi Cục Vũ trụ châu Âu phóng về phía sao Hỏa con tàu Express,
có thể kết hợp các dữ kiện từ camera có độ phân giải cao và tạo ra được
tấm ảnh 3D về “Bộ mặt người trên sao Hỏa”. Bức ảnh chụp được gần đây
nhất (ảnh dưới) đã làm cho những người cuồng tín nhất cũng phải im lặng.
Bức ảnh buộc người ta phải suy nghĩ rằng địa hình đó tạo ra bởi những
vụ trượt đất và bị chặn lại bởi những vật chắn có từ trước, ngẫu nhiên
giống như bộ mặt người chứ không phải là do ai đó khắc lên để thu hút
các nền văn minh khác.

Sự kiện đáng chú ý: Vùng Cydonia rất được các nhà thiên văn học quan tâm
vì vị trí đặc biệt của nó. Những ngọn núi đỉnh phẳng là vùng trung gian
giữa những cao nguyên ở phía nam và đồng bằng ở phía bắc. Một số người
cho rằng đồng bằng phía bắc ấy thời xa xưa là đại dương của sao Hỏa bị
khô cạn đi.

Bí mật 5: Con cá mắt ống
10 bí ẩn khoa học vừa được khám phá (Phần 2) Bian5
Cá mắt ống

Cá mắt ống là một kỳ quan của đại dương. Cặp mắt nó
có hình ống, một “thiết bị” thu ánh sáng tuyệt vời ở độ sâu tới 2.500
mét. Điều gây thắc mắc nhiều nhất là cặp mắt dường như được gắn vào một
vị trí ở trên đầu nó. Điều này nhiều thập kỷ nay đã khiến các nhà sinh
lý học bế tắc, không sao giải thích được vì mắt với chức năng là nhìn
lại chẳng giúp gì cho nó trong việc tìm kiếm thức ăn.

Mãi gần đây các nhà khoa học dùng một chiếc xe điều khiển từ xa có
camera rất hiện đại để tiếp cận sát con cá ở độ sâu 600-800 mét. Họ đã
phát hiện ra một điều che giấu bấy lâu nay là đằng sau những con mắt ống
ấy có một cái vòm chứa đầy một chất dịch và những con mắt có thể quay
bên trong một vật chắn trong suốt, bao bọc đầu cá. Điều này cho phép con
cá nhìn thấy được những con mồi hoặc hướng về phía trước để xem mình
đang ăn gì. Người ta đã tìm ra con cá rất độc đáo này năm 1939 nhưng
không biết là con cá trong suốt vì khi bắt được nó trong lưới ở những độ
sâu khác nhau, mang lên, chất dịch chảy mất và đầu nó biến dạng rồi.

Sự kiện đáng chú ý: Hãy nhớ rằng hai cái lỗ nhỏ ở trán con cá không phải
là mắt nó. Mắt nó chính là hai cái vòm xanh lá cây ở bên trong đỉnh
đầu.
Về Đầu Trang Go down
 
10 bí ẩn khoa học vừa được khám phá (Phần 2)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» 10 bí ẩn khoa học vừa được khám phá (Phần 1)
» 10 bí ẩn khoa học vừa được khám phá (Phần 3)
» Khám, chữa bệnh cho ổ cứng
» » Khám phá » 1001 bí ẩn RSS Vén màn bí ẩn xác chết tươi nguyên sau 89 năm
» Cùng khám phá và sử dụng email miễn phí mới@@@@

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
A1 - Tan Phu High School 2007-2010 :: Kiến thức :: Khoa học-Phổ thông-
Chuyển đến