A1 - Tan Phu High School 2007-2010
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
A1 - Tan Phu High School 2007-2010


 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Bắt đầu học C (Nguồn tài liệu từ Aptech HN)

Go down 
Tác giảThông điệp
blind_knight_4u
Người tiền sử
Người tiền sử
blind_knight_4u


Bài gửi : 346
Tiền xu : 778032689
Ngày tham gia : 02/08/2009
Tuổi : 31
Đến từ : hell

Bắt đầu học C (Nguồn tài liệu từ Aptech HN) Empty
Bài gửiTiêu đề: Bắt đầu học C (Nguồn tài liệu từ Aptech HN)   Bắt đầu học C (Nguồn tài liệu từ Aptech HN) EmptyWed Jul 13, 2011 8:16 am

3.2 Nội dung
3.2.1 Từ khóa
Từ khóa là từ có ý nghĩa xác định dùng để khai báo dữ liệu, viết câu lệnh… Trong C có các
từ khóa sau:
asm const else for interrupt return sizeof void
break continue enum goto long short switch
case cdecl char default do double extern far float huge if int......
Các từ khóa phải viết bằng chữ thường
3.2.2 Tên
Khái niệm tên rất quan trọng trong quá trình lập trình, nó không những thể hiện rõ ý nghĩa
trong chương trình mà còn dùng để xác định các đại lượng khác nhau khi thực hiện chương trình.
Tên thường được đặt cho hằng, biến, mảng, con trỏ, nhãn… Chiều dài tối đa của tên là 32 ký tự.
Tên biến hợp lệ là một chuỗi ký tự liên tục gồm: Ký tự chữ, số và dấu gạch dưới. Ký tự đầu
của tên phải là chữ hoặc dấu gạch dưới. Khi đặt tên không được đặt trùng với các từ khóa.
Ví dụ 1 :
Các tên đúng: delta, a_1, Num_ODD, Case
Các tên sai:
3a_1 (ký tự đầu là số)
num-odd (sử dụng dấu gạch ngang)
int (đặt tên trùng với từ khóa)
del ta (có khoảng trắng)
f(x) (có dấu ngoặc tròn)
Lưu ý: Trong C, tên phân biệt chữ hoa, chữ thường
Ví dụ 2 : number khác Number
case khác Case
(case là từ khóa, do đó bạn đặt tên là Case vẫn đúng)
3.2.3 Kiểu dữ liệu
Có 4 kiểu dữ liệu cơ bản trong C là: char, int, float, double.

3.2.4 Ghi chú
Trong khi lập trình cần phải ghi chú để giải thích các biến, hằng, thao tác xử lý giúp cho
chương trình rõ ràng dễ hiểu, dễ nhớ, dễ sửa chữa và để người khác đọc vào dễ hiểu. Trong C có
các ghi chú sau: // hoặc /* nội dung ghi chú */
Ví dụ 3 :
void main()
{
int a, b; //khai bao bien t kieu int
a = 1; //gan 1 cho a
b =3; //gan 3 cho b
/* thuat toan tim so lon nhat la
neu a lon hon b thi a lon nhat
nguoc lai b lon nhat */
if (a > b) printf("max: %d", a);
else printf("max: %d", b);
}
Khi biên dịch chương trình, C gặp cặp dấu ghi chú sẽ không dịch ra ngôn ngữ máy.
Tóm lại, đối với ghi chú dạng // dùng để ghi chú một hàng và dạng /* …. */ có thể ghi chú

một hàng hoặc nhiều hàng.
3.2.5 Khai báo biến
3.2.5.1 Tên biến
Cách đặt tên biến như mục 2.
3.2.5.2 Khai báo biến
Cú pháp
Kiểu dữ liệu Danh sách tên biến;
) Kiểu dữ liệu: 1 trong các kiểu ở mục 3
Danh sách tên biến: gồm các tên biến có cùng kiểu dữ liệu, mỗi tên biến cách nhau dấu
phẩy (,), cuối cùng là dấu chấm phẩy (Wink.
) Khi khai báo biến nên đặt tên biến theo quy tắc Hungarian Notation
Ví dụ 4 :
int ituoi; //khai báo biến ituoi có kiểu int
float fTrongluong; //khai báo biến fTrongluong có kiểu long
char ckitu1, ckitu2; //khai báo biến ckitu1, ckitu2 có kiểu char Các biến khai báo trên theo quy tắc Hungarian Notation. Nghĩa là biến ituoi là kiểu int, bạn
thêm chữ i (kí tự đầu của kiểu) vào đầu tên biến tuoi để trong quá trình lập trình hoặc sau này
xem lại, sửa chữa… bạn dễ dàng nhận ra biến ituoi có kiểu int mà không cần phải di chuyển đến
phần khai báo mới biết kiể.u của biến này. Tương tự cho biến fTrongluong, bạn nhìn vào là biết
ngay biến này có kiểu float.
3.2.5.3 Vừa khai báo vừa khởi gán
Có thể kết hợp việc khai báo với toán tử gán để biến nhận ngay giá trị cùng lúc với khai báo.
Ví dụ 5 :
Khai báo trước, gán giá trị sau:
void main()
{
int a, b, c;
a = 1;
b = 2;
c = 5;

}

Vừa khai báo vừa gán giá trị:
void main()
{
int a = 1, b = 2, c = 5;

}
3.2.5.4 Phạm vi của biến
Khi lập trình, bạn phải nắm rõ phạm vi của biến. Nếu khai báo và sử dụng không đúng,
không rõ ràng sẽ dẫn đến sai sót khó kiểm soát được, vì vậy bạn cần phải xác định đúng vị trí,
phạm vi sử dụng biến trước khi sử dụng biến.
Khai báo biến ngoài (biến toàn cục): Vị trí biến đặt bên ngoài tất cả các hàm, cấu trúc...
Các biến này có ảnh hưởng đến toàn bộ chương trình. Chu trình sống của nó là bắt đầu chạy
chương trình đến lúc kết thúc chương trình.
Khai báo biến trong (biến cục bộ): Vị trí biến đặt bên trong hàm, cấu trúc…. Chỉ ảnh
hưởng nội bộ bên trong hàm, cấu trúc đó…. Chu trình sống của nó bắt đầu từ lúc hàm, cấu trúc
được gọi thực hiện đến lúc thực hiện xong.
Về Đầu Trang Go down
http://a1pro.us.to
blind_knight_4u
Người tiền sử
Người tiền sử
blind_knight_4u


Bài gửi : 346
Tiền xu : 778032689
Ngày tham gia : 02/08/2009
Tuổi : 31
Đến từ : hell

Bắt đầu học C (Nguồn tài liệu từ Aptech HN) Empty
Bài gửiTiêu đề: Bài 2:Nhập/Xuất dữ liệu   Bắt đầu học C (Nguồn tài liệu từ Aptech HN) EmptyWed Jul 13, 2011 8:33 am

Hàm printf:
Cú pháp:
printf("chuỗi định dạng",[đối mục 1,đối mục 2,....]);
khi sử dụng hàm printf cần khai báo #include
đối mục 1, 2 là các mục dữ liệu cần in ra màn hình.Các đối này có thể là biến hay hằng hoặc biểu thức đã được định trước.
Chuỗi định dạng gồm 3 loại:

-Đối vs chuỗi kí tự thì ghi thế nào thì ra như thế.vd: printf("bat dau hoc C");

-Đối vs những kí tự chuyển đổi dạng thức cho phép xuất kq dựa trên các đối mục thì tạm gọi là mã định dạng.Các mã định dạng bao gồm.
%c:ký tự đơn
%s:chuỗi
%d:số nguyên thập phân có dấu
%f:số chấm động(ký hiệu thập phân)
%e:số chấm động(ký hiệu có số mũ)
%g : Số chấm động (%f hay %g)
%x : Số nguyên thập phân không dấu
%u : Số nguyên hex không dấu
%o : Số nguyên bát phân không dấu
l : Tiền tố dùng kèm với %d, %u, %x, %o để chỉ số nguyên dài (ví dụ %ld)

- Các ký tự điều khiển và ký tự đặc biệt
\n : Nhảy xuống dòng kế tiếp canh về cột đầu tiên.
\t : Canh cột tab ngang.
\r : Nhảy về đầu hàng, không xuống hàng.
\a : Tiếng kêu bip.
\\ : In ra dấu \
" : In ra dấu "
' : In ra dấu '
%%: In ra dấu %



*Hàm scanf

Cú pháp: scanf("chuỗi định dạng",[đối mục 1, đối mục 2,.....]);
khi sử dụng phải khai báo #include
khung định dạng: được đặt trong cặp nháy kép (" ") là hình ảnh dạng dữ liệu nhập vào.
đối mục 1,…: là danh sách các đối mục cách nhau bởi dấu phẩy, mỗi đối mục sẽ tiếp
nhận giá trị nhập vào.


Vì đây là các bài lý thuyết cơ bản nên tương đối dài dòng.nên pải ráng mà đọc thôi.
Về Đầu Trang Go down
http://a1pro.us.to
blind_knight_4u
Người tiền sử
Người tiền sử
blind_knight_4u


Bài gửi : 346
Tiền xu : 778032689
Ngày tham gia : 02/08/2009
Tuổi : 31
Đến từ : hell

Bắt đầu học C (Nguồn tài liệu từ Aptech HN) Empty
Bài gửiTiêu đề: Bài 3:Cấu trúc rẽ nhánh   Bắt đầu học C (Nguồn tài liệu từ Aptech HN) EmptyFri Jul 15, 2011 9:21 am

5.2.1 Lệnh và khối lệnh
5.2.1.1 Lệnh
Là một tác vụ, biểu thức, hàm, cấu trúc điều khiển…
Ví dụ 1:
x = x + 2;
printf("Day la mot lenh\n");
5.2.1.2 Khối lệnh
Là một dãy các câu lệnh được bọc bởi cặp dấu { }, các lệnh trong khối lệnh phải viết thụt
vô 1 tab so với cặp dấu { }
Ví dụ 2:
{ //dau khoi
a = 5;
b = 6; viết thụt vô 1 tab so với cặp { }
printf("Tong %d + %d = %d", a, b, a+b);
} //cuoi khoi
) Quên dùng cặp dấu { } bao bọc khi sử dụng khối lệnh, hoặc mở dấu { và quên đóng
dấu }
5.2.2 Lệnh if
Câu lệnh if cho phép lựa chọn một trong hai nhánh tùy thuộc vào giá trị của biểu thức luận
lý là đúng (true) hay sai (false) hoặc khác không hay bằng không.
5.2.2.1 Dạng 1 (if thiếu)
Quyết định sẽ thực hiện hay không một khối lệnh.
• Cú pháp lệnh
if (biểu thức luận lý) ) từ khóa if phải viết bằng chữ thường
khối lệnh; ) kết quả của biểu thức luận lý phải là
đúng (≠ 0) hoặc sai (= 0)
• Lưu đồ
bthức luận lý
khối lệnh
Đúng
Sai
Vào
Ra
) nếu biểu thức luận lý đúng thì
thực hiện khối lệnh và thoát khỏi if,
ngược lại
không làm gì cả và thoát khỏi if.
# Nếu khối lệnh bao gồm từ 2 lệnh trở lên thì phải đặt trong dấu { }
Diễn giải:
+ Khối lệnh là một lệnh ta viết lệnh if như sau:
if (biểu thức luận lý)
lệnh;
+ Khối lệnh bao gồm nhiều lệnh: lệnh 1, lệnh 2..., ta viết lệnh if như sau:
if (biểu thức luận lý)
{
lệnh 1;
lệnh 2;
...
}
) Không đặt dấu chấm phẩy sau câu lệnh if.
Ví dụ: if(biểu thức luận lý);
→ trình biên dịch không báo lỗi nhưng khối lệnh không được thực hiện cho dù
điều kiện đúng hay sai.
Ví dụ 3: Viết chương trình nhập vào 2 số nguyên a, b. Tìm và in ra số lớn nhất.
a. Phác họa lời giải
Trước tiên ta cho giá trị a là giá trị lớn nhất bằng cách gán a cho max (max là biến
được khai báo cùng kiểu dữ liệu với a, b). Sau đó so sánh b với a, nếu b lớn hơn a ta gán b cho
max và cuối cùng ta được kết quả max là giá trị lớn nhất.
b. Mô tả quy trình xử lý (giải thuật)

Ngôn ngữ tự nhiên Ngôn ngữ C
- Khai báo 3 biến a, b, max kiểu số nguyên
- Nhập vào giá trị a

- Nhập vào giá trị b

- Gán a cho max
- Nếu b > a thì
gán b cho max
- In ra kết quả max
- int ia, ib, imax;
- printf("Nhap vao so a: ");
scanf("%d", &ia);
- printf("Nhap vao so b: ");
scanf("%d", &ib);
- imax = ia;
- if (ib > ia)
imax = ib;
- printf("So lon nhat = %d.\n", imax);
) Biểu thức luận lý phải đặt trong cặp dấu ( ). if ib > ia → báo lỗi

Ví dụ:
#include
void main()
{
int a=5, b=3;
if(a>b)
printf("a>b");
}

5.2.2.2 Dạng 2 (if đ ủ)
Quyết định sẽ thực hiện 1 trong 2 khối lệnh cho trước.
• Cú pháp lệnh
if (biểu thức luận lý) ) từ khóa if, else phải viết bằng chữ thường
khối lệnh 1; ) kết quả của biểu thức luận lý phải là
else đúng (≠ 0) hoặc sai (= 0)
khối lệnh 2;

với ì đủ cũng tương tự nhưng sẽ viết thêm lệnh cho trường hợp else xảy ra.
Ví dụ:
#include
void main()
{
int a=4, b=2;
if(a>b)
printf("het tien");
else
printf("con tien");
}
Về Đầu Trang Go down
http://a1pro.us.to
Sponsored content





Bắt đầu học C (Nguồn tài liệu từ Aptech HN) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bắt đầu học C (Nguồn tài liệu từ Aptech HN)   Bắt đầu học C (Nguồn tài liệu từ Aptech HN) Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Bắt đầu học C (Nguồn tài liệu từ Aptech HN)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Liệu bạn đã hiểu hết ý nghĩa của Cô bé Lọ Lem

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
A1 - Tan Phu High School 2007-2010 :: IT club :: C/C++-
Chuyển đến